18/04/2023 17:34 GMT+7 | Văn hóa Giải trí 247
Theo bạn, mỗi ngày chúng ta ngủ khoảng bao nhiêu tiếng là khoa học?
Người xưa có câu: "Thuốc không bằng ăn, ăn không bằng ngủ", có thể thấy giấc ngủ là liều thuốc bổ quan trọng trên đời. Ngủ đủ giấc giúp loại bỏ mệt mỏi, phục hồi năng lượng, bảo vệ não bộ, thúc đẩy quá trình tăng trưởng và phát triển. Đó là một quá trình sinh lý thiết yếu để duy trì sức khoẻ cơ thể và chức năng bình thường của hệ thống thần kinh trung ương.
Tầm quan trọng của giấc ngủ là điều hiển nhiên. Nhưng dữ liệu liên quan cho thấy rất ít người thực sự có thể đạt được giấc ngủ tiêu chuẩn. Các dữ liệu liên quan cho thấy so với trước khi xảy ra dịch COVID-19, thời gian ngủ trung bình của người dân trên cả nước đã vượt quá 8 giờ. Và thời gian ngủ trung bình bị chậm khoảng 2 tiếng vào buổi tối gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.
Nhiều người luôn cho rằng, ngủ 8 tiếng/ngày là tốt nhất, đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Từ xưa, nhiều chuyên gia cũng ủng hộ thuyết "giấc ngủ 8 tiếng" và thuyết này dần dần được mọi người chú ý, chấp nhận.
Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy những người ngủ dưới 5 tiếng/ngày hoặc ngủ nhiều hơn 10 tiếng/ngày làm tăng nguy cơ tử vong.
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, thời gian ngủ bình thường hàng ngày của người trưởng thành nên từ 7-9 tiếng. Do cơ địa mỗi người khác nhau mà thời gian ngủ có thể thấp hơn hoặc vượt quá khoảng này một chút mà không ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Tuy nhiên, sai lệch nghiêm trọng so với phạm vi này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, dẫn đến xuất hiện một số loại bệnh.
Các nghiên cứu đã khằng định: Thiếu ngủ có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch. Vì vậy, mọi người, đặc biệt là những người trên 60 tuổi nên duy trì thời gian ngủ từ 7 – 9 tiếng/ngày.
Ngược lại, ngủ đủ giấc đem lại một số lợi ích như: Giúp tim khoẻ, ổn định đường huyết, giảm viêm cơ thể, giúp đạt được mục đích giảm cân, tăng khả năng tập trung, giảm căng thẳng, tăng chức năng điều hoà của não,...
Để đảm bảo thời lượng ngủ và có giấc ngủ ngon, bạn cần lưu ý một số điều sau.
- Cho bản thân thời gian để ngủ: Lịch trình bận rộn có thể khiến bạn khó có một giấc ngủ ngon.
- Giữ một thời gian biểu ngủ điều độ: Đi ngủ và thức dậy cùng một giờ mỗi ngày, kể cả vào cuối tuần.
- Tạo một không gian yên tĩnh, thư giãn: Giữ phòng ngủ của mình đủ tốt, yên tĩnh và ở nhiệt độ dễ chịu. Không nên mang theo các loại màn hình điện tử như TV hoặc điện thoại di động vào.
- Hình thành thói quen tốt trước khi ngủ: Tránh ánh sáng chói, bữa ăn lớn, caffeine và rượu. Hãy thử những thứ giúp mình có thể thư giãn, chẳng hạn như tắm nước nóng.
- Ngủ trưa vừa đủ: Bạn nên đặt mục tiêu ngủ trưa không quá 30 phút để vừa có thể tỉnh táo cho công việc buổi chiều vừa không làm gián đoạn lịch trình ngủ vào ban đêm.
- Không cố gắng ép buộc mình đi ngủ: Nếu bạn thấy mình đang nằm thao thức, hãy đứng dậy và làm một việc gì đó yên tĩnh, chẳng hạn như đọc sách giúp thư giãn cho đến khi cảm thấy buồn ngủ. Hoặc bạn có thể viết nhật ký trước khi ngủ.
1. Ngủ quá nhiều có thể tệ hơn thức khuya
Thời gian ngủ của hầu hết mọi người đều nằm trong khoảng 7 – 9 tiếng/ngày. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng thời gian ngủ càng dài thì càng tốt cho cơ thể. Nhưng thực tế kết quả nghiên cứu ngược lại.
Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người ngủ từ 7 – 9 tiếng/ngày có nguy cơ tử vong thấp hơn so với những người ngủ nhiều, đặc biệt là đối với người trung niên và người cao tuổi. Bởi họ sẽ có nguy cơ bị đột quỵ.
Ngủ quá lâu sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường và tăng nguy cơ tử vong. Vì vậy, chúng ta phải chú ý đảm bảo đủ thời gian khi ngủ, không nên ngủ quá nhiều cũng không nên ngủ quá ít.
2. Những nguy hiểm khi thức khuya
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thường xuyên thức khuya có thể dẫn đến rối loạn đồng hồ sinh học, suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng miễn dịch,… gây tổn thương nghiêm trọng đến chức năng sinh lý bình thường của hệ nội tiết, hệ tim mạch, mạch máu não. Đồng thời làm tăng nguy cơ bị tăng huyết áp, ung thư, đột tử,…
Những người thức khuya trong thời gian dài dễ hình thành những thói quen sinh hoạt không tốt như ăn quá nhiều, nghiện bia rượu, dễ dẫn đến béo phì. Tóm lại, thức khuya trong thời gian dài rất có hại cho cơ thể. Vì vậy, hãy duy trì thói quen ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Xác nhận mật khẩu
Mã xác nhận
Tải lại captchaĐăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất