Ông Trần Mạnh Hùng, Chủ tịch CLB Hải Phòng: 'Tiền du học không phải là vấn đề'

29/07/2016 12:06 GMT+7 | V-League

(Thethaovanhoa.vn) - Chuyến đi học tập kinh nghiệm quản lý bóng đá do VPF tổ chức được Chủ tịch CLB Hải Phòng là ông Trần Mạnh Hùng đánh giá là nên làm. Đồng thời, ông cũng phân tích 2 vấn đề mà dư luận, báo chí đang thắc mắc về chuyến đi này.

Ông Hùng nói: “Tôi đồng tình với chuyến tập huấn này của VPF”. Vị Chủ tịch này cũng nói ngay khi PV Thể thao & Văn hóa liên hệ với ông: “Tôi biết các cơ quan truyền thông, báo chí, dư luận có suy nghĩ thắc mắc về 2 vấn đề liên quan đến chuyến đi này. Thứ nhất là kinh phí. Thứ hai là học tập được cái gì sau các chuyến tập huấn”.

Chủ tịch CLB Hải Phòng thẳng thắn bày tỏ: “Thứ nhất, về việc học được điều gì không thì tôi xin nói luôn nếu cứ nói như thế thì bao giờ bóng đá Việt Nam mới phát triển được. Các địa điểm đi học tập là nơi văn minh, tân tiến trong quản lý, điều hành bóng đá. Còn việc vận dụng được hay không lại phụ thuộc nhiều yếu tố.

Tôi thấy nhiều CLB đã vận dụng được một số điều qua các chuyến đi như thế này. Ví dụ, Đồng Tháp đã vận dụng được việc bán áo thi đấu. Công tác tổ chức của CLB không học được hết của nước ngoài nhưng được một phần nào”.

Ông Hùng cũng khẳng định CLB Hải Phòng cũng đang học tập mô hình đào tạo trẻ. Những cái đó ở Việt Nam theo ông không có ai dạy cả: “Ở Việt Nam thì ai dạy điều đó. Chuyến đi này tốt và không vấn đề gì. Tôi đã đi nhiều rồi. Tôi không nghĩ là cứ phải có cuộc này mới đi được. Tôi cũng chưa chắc đã đi nhưng VPF, VFF cần quan tâm đến các CLB sâu sắc hơn nữa chứ không phải chỉ có thế này đâu.

Như công tác đào tạo trẻ cho Hải Phòng tôi sắp làm này. Ở bên kia người ta không đào tạo miễn phí. Các lứa như U11, U13, U15 CLB sẽ đầu tư chỗ ăn, ở, sân bãi tập luyện. Anh có cho con anh ở nội trú hay ở nhà thì tùy. Đến giờ thì cầu thủ đó đến tập và phải trả chi phí tập luyện. Nhưng hết năm 15 tuổi sang 16 thì được kí hợp đồng. Khi đó cầu thủ sẽ có lương và chế độ.

Như vậy gia đình phải đầu tư, còn đến năm 15 tuổi vẫn trụ lại được thì người ta sẽ kí hợp đồng ngay. Ở Việt Nam thì bao cấp toàn bộ. Tôi sẽ trình thành phố Hải Phòng kế hoạch xây dựng đào tạo trẻ một cách quy mô. Làm như thế đầu tư được một trung tâm đào tạo tốt thì con em người ta đem đến tập luyện, nộp tiền thì không tiếc”.

Về vấn đề kinh phí, Chủ tịch Trần Mạnh Hùng cho rằng mọi người cần hiểu cặn kẽ về vấn đề này, bởi lẽ số tiền bỏ ra là của các CLB và nó không đáng bao nhiêu so với số tiền mỗi CLB phải bỏ ra trong một mùa giải. 

Trọng tài Hiền Triết, trận Hải Phòng - SHB Đà Nẵng: 'Tôi tự thấy mình bắt tốt'

Trọng tài Hiền Triết, trận Hải Phòng - SHB Đà Nẵng: 'Tôi tự thấy mình bắt tốt'

Trước những bức xúc của HLV Huỳnh Đức cùng phản ứng mạnh mẽ của CĐV Hải Phòng, trọng tài Nguyễn Hiền Triết đã lên tiếng khi cho rằng bản thân đã hoàn thành tốt nhiệm vụ ở trận đấu giữa Hải Phòng và SHB Đà Nẵng ở vòng 17 Toyota V-League 2016.


“Về tài chính, VPF là Công ty cổ phần có các cổ đông. Cổ đông chính là các CLB, đồng tiền làm ra là do các CLB đổ mồ hôi xương máu ra để kiếm về chứ không phải tiền ngân sách Nhà nước.

Vì vậy đã phân tích phải phân tích cho đủ nghĩa. Tôi nghĩ nhiều cơ quan thông tin truyền thông lại nghĩ tốn nhiều tiền thì không hợp lý. Đi học tập này không mất mát nhiều. Nếu nguồn kinh phí lấy ra từ ngân sách thì không nên.

Có các CLB mới có giải đấu này, có VPF và có các nhà tài trợ. Tài trợ cho giải đấu thì không đáng bao nhiêu. Với mỗi CLB nghèo cũng phải tiêu 40, 50 tỷ. Giàu thì hàng trăm tỷ. Đó mới là cái lớn.

Vì vậy, trích ra một phần rất nhỏ để đi tập huấn thì cũng nên làm giúp mở rộng tầm nhìn. Học tập được cái gì thì khó nói lắm. Mình không bước ra đường nhựa thì cứ ở đường đất mãi sao. Mình phải bước ra đường nhựa để biết rằng mình cần làm gì  để biến đường đất nhà mình được như thế”, ông Hùng phân tích.  

Hiếu Lương
Thể thao & Văn hóa

Cùng chuyên mục
Xem theo ngày
Đọc thêm